Hợp đồng cha con

Một nông dân ở Thanh Hải tên là Trần Bang Thuận có ba con trai, duy chỉ có Tiểu Lương đỗ đại học. Trần Bang Thuận và vợ tìm mọi cách để...

Một nông dân ở Thanh Hải tên là Trần Bang Thuận có ba con trai, duy chỉ có Tiểu Lương đỗ đại học. Trần Bang Thuận và vợ tìm mọi cách để có thể cung cấp tiền bạc cho con đi học, mong muốn con có tương lai tươi sáng thì ông bà cũng được nhờ. Nhưng ở vùng quê nghèo ấy, Trần Bang Thuận chẳng thể nào có đủ tiền phục vụ nhu cầu của Tiểu Lương, vợ chồng ông   chỉ còn cách đi bán máu. 400cc máu đổi  lấy 150 đồng, tổng cộng vợ chồng Trần Bang Thuận đã bán đến hơn 6 vạn tiền máu gửi cho Tiểu Lương. Lúc đầu vài tháng bán một lần, rồi vài ngày bán một lần cho đến một ngày bán vài lần, chỉ thiếu nước bán cả mạng mình để lấy tiền lo cho Tiểu Lương ăn học. Nhưng rốt cục thì Tiểu Lương đã dùng số tiền ấy chơi điện tử, ăn nhậu, đi chơi với bạn gái mà bỏ bể học tập. Cậu ta luôn nói rằng mình là con nhà giàu, không ai biết số tiền cậu ta ăn tiêu hàng ngày là tiền bán máu của bố mẹ. Tiểu Lương bê tha đến mức bị nhà trường liệt vào danh sách tự động bỏ học. Khi mọi chuyện vỡ lở, câu chuyện này được đưa lên đài truyền hình, Tiểu Lương tìm đến phóng viên để nói rằng cha mẹ mình là người tàn ác, cạn tàu ráo máng.

Đó là một câu chuyện đau lòng được đẩy lên đến cực độ.

Mối quan hệ gia đình truyền thống phương đông chính là như thế, trẻ cậy cha, già cậy con. Nghĩa là khi còn bé cho đến khi trưởng thành, hoặc hơn thế nữa con cái dựa dẫm và ỉ lại vào cha mẹ, mất đi tính tự lập của mình. Cha mẹ cũng bảo bọc một cách quá đáng không dám thả cho con ra môi trường bên ngoài nên càng triệt tiêu ý chí tự lập, kết quả là tạo ra một thế hệ ỉ lại. Thế nhưng khi tới một độ tuổi nào đó, không hề có sự chuẩn bị, cha mẹ lại đẩy con cái mìn ra ngoài và than trách chúng chẳng làm nên trò trống gì cả.

Một vế của mối quan hệ này chính là già cậy con. Bởi vì đã dùng tất cả của cải tích cóp bao nhiêu năm để lo cho con nên phần lớn người già đến cuối đời có tâm lý nhờ cậy con cái. Mà nhờ cậy thì tất có điều không thoải mái nên trong mối quan hệ luôn luôn gặp chuyện không vừa ý...

Hách Mạch Thu, với vốn liếng sống cũng như bằng vào sự hiểu biết của mình mà nhìn thấu được mối quan hệ dựa dẫm hai chiều này. Ông quyết định thực hiện một cuộc cách mạng ngay trong gia đình mình. Cuốn sách này ông kể lại câu chuyện của mình thật giản dị, mộc mạc. Mỗi người đọc sẽ góp nhặt cho mình những ý nghĩ, kinh nghiệm rất bổ ích.

Vợ chồng Hách Mạch Thu và Tôn Tử Phấn chỉ có một cậu con trai duy nhất là Hách Mạch Đinh. Cũng như bao đứa trẻ thế hệ một con ở Trung Quốc, Hách Đinh được bố mẹ hết lòng chăm sóc, chiều chuộng nên lớn lên nhiều đứa trẻ trở nên ỉ lại, phụ thuộc hoàn toàn vào bố mẹ. Hách Mạch Thu đã nhìn thấy cái tích cách ấy xuất hiện ở Hách Đinh. Cuối cùng Hách Mạch Thu soạn ra một bản hợp đồng cha con, ngắn gọn nhưng đầy đủ quyền lợi và trách nhiệm của hai bên.

Quan hệ gia đình từ khi xuất hiện bản hợp đồng ấy trở nên nặng nề ngạt thở, Hách Đinh hụt hẫng, cảm giác như kẻ bỗng nhiên bị bỏ rơi, Tôn Tử Phấn thương con cũng chỉ biết giấu nước mắt vào trong. Bố của Hách Mạch Thu khi biết tin Hách Mạch Thu cùng con trai kí bản hợp đồng như vậy liên nổi trận lôi đình, ông tìm tới tận cơ quan của con trai để tố cáo gây ra biết bao phiền toái. Đến mức Hách Mạch Thu phải kí riêng với cha một bản hợp đồng nêu rõ trách nhiệm vật chất và tinh thần với cha. Hách Mạch Thu cũng kí một bản hợp đồng như vậy với Tôn Tử Phấn.

Mối quan hệ trong gia đình Hách Mạch Thu trở nên căng thẳng, cha con đối lập nhau, nhất là khi Hách Đinh ra trường. Tôn Tử Phấn vốn vẫn muốn Hách Mạch Thu xin việc cho con. Nhưng ông nhất quyết từ chối.

Không còn cách nào khác, Hách Đinh đành phải tự kiếm việc làm. Nhưng có thể nói rằng đó chính là quá trình giúp Hách Đinh trưởng thành lên rất nhiều. Lúc đầu Hách Đinh kiếm được việc đánh máy ở cửa hiệu nhỏ, khỏi phải nói cậu mừng thế nào. Rồi từ công việc đánh máy ấy, Hách Đinh làm qua nhiều công việc khác nữa. Làm văn thư, bán bánh bao, bán thịt bò, mở tiệm tạp hóa, có lúc lại làm việc không công... Tâm trạng của Hách Đinh cũng vì thế mà thay đổi, lúc vui vẻ, lúc tức giận, bấy lực lúc trầm lặng, cũng có khi nằm bẹp ở nhà nhiều ngày vì không tìm được việc làm. Nhưng điều thu được lớn nhất với Hách Đinh chính là kinh nghiệm sống và ý chí tự lập vươn lên dần hình thành trong con người cậu. Hách Đinh không còn ý nghĩ ỷ lại bố mẹ nữa. Hách Đinh có được trải nghiệm cuộc sống mà phần lớn giới trẻ thành phố không có được. Đó là niềm hạnh phúc, sự tự hào của Hách Đinh.

Ngược lại, Hách Mạch Thu kí hợp đồng với con không có nghĩa là hết trách nhiệm, ông luôn theo sát và giúp đỡ, động viên Hách Đinh khi có thể. Thế là mối quan hệ gia đình tưởng đã rạn nứt này hóa lại càng thêm gắn kết. Hách Đinh đã cảm nhận được tình yêu sâu sắc, bao la của cha mẹ, nên cậu không hề có ý chối bỏ trách nhiệm phụng dưỡng cha mẹ. Đó là sự vi phạm thỏa thuận nhưng cậu sẵn sàng. Cuối cùng Hách Đinh ngoài niềm kiêu hãnh về cha mình, cậu còn cảm động rất sâu dày.

Với Hách Mạch Thu, không chỉ rèn luyện cho con trưởng thành mà các bậc cha mẹ cũng phải thay đổi để tự lập. Dần dần thoát khỏi quan niệm trẻ cậy cha, già cậy con. Nó không phải là phá vỡ truyền thống hay đạo đức, mà là sự phát triển tất yếu của xã hội. Và thực tế mối quan hệ trong gia đình Hách Mạch Thu là một minh chứng rõ ràng. Khi mọi người đều trưởng thành thực sự tì tình cảm lại càng được củng cố chứ không mờ nhạt hay bị xóa nhòa đi như nhiều người lầm tưởng.

Hách Mạch Thu đã phân tích một cách tỉ mỉ tâm lý của người làm cha mẹ và đưa ra được những giải pháp tích cực đối với cuộc sống sau khi đã về già. Con cái không dựa vào cha mẹ, không tiêu vào khoản tiền tích cóp để dưỡng già. Ngược lại cha mẹ cũng không dựa dẫm vào con cái, cơ bản có được sự độc lập về tài chính, tình cảm.

Câu chuyện gia đình của Hách Mạch Thu từ khi có bản hợp đồng đã vô cùng xáo trộn, ông cũng vì thế mà trở thành một người nổi tiếng bất đắc dĩ. Nhưng dù có bao nhiêu áp lực, Hách Mạch Thu đã kiên trì ý tưởng của mình và đã thành công. Đó chính là bài học đầy ý nghĩa với hàng triệu ông bố bà mẹ khác.

Trần Huệ Lương
6.10.2019




HỢP ĐỒNG TỰ LẬP HAI CHIỀU GIỮA CHA MẸ VÀ CON


Hợp đồng tự lập hai chiều giữa cha mẹ và con là một bản giao kèo làm rõ trách nhiệm của hia thế hệ. Nội dung hợp đồng chia làm hai phần.

Phần thứ nhất
              Trách nhiệm Hách Đinh phải đảm nhận:

  1. Tự đảm nhận kinh phí để được học cao đẳng;
  2. Tự tìm việc, tự lập nghiệp;
  3. Tự lấy vợ, tự xây dựng gia đình;
  4. Tự nuôi dạy con cái.
Phần thứ hai:
          Trách nhiệm Hách Mạch Thu, Tôn Tử Phấn phải đảm nhận:

1. Tự để giành và trang trải chi phí dưỡng lão;
2. Tự lo liệu đời sống hàng ngày cũng như khi đau ốm;
3. Tự làm phong phú đời sống văn hóa và tinh thần;
4. Tự lo liệu lấy việc hai năm mươi của mình.

Người ký thỏa thuận: Thế hệ cha:
Thế hệ con:
Thời gian ký thỏa thuận: Ngày 18 tháng 9 năm 1996.

COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Hợp đồng cha con
Hợp đồng cha con
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjM-SQwNl1LNydME-8Dxawz8hkZ04XWXib_0Mpz8H3TZI2oUoGGBdwnGxE522eVZO1leGoy5Kf9RChr1WcZciug8FNu_JjvNQnD_woNvrF7K03dtXmrMPoIZIU5zvWfNJLKF2J3v-9dhxI/s1600/hopdongchacon.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjM-SQwNl1LNydME-8Dxawz8hkZ04XWXib_0Mpz8H3TZI2oUoGGBdwnGxE522eVZO1leGoy5Kf9RChr1WcZciug8FNu_JjvNQnD_woNvrF7K03dtXmrMPoIZIU5zvWfNJLKF2J3v-9dhxI/s72-c/hopdongchacon.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2019/07/hop-ong-cha-con_8.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2019/07/hop-ong-cha-con_8.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy