Người Việt ít đọc sách từ một góc nhìn khác

Mới đây có một con số đưa ra để minh chứng cho việc người Việt ít đọc sách, đó là mỗi năm người Việt chi 60 nghìn tỉ cho bia rượu như...



Mới đây có một con số đưa ra để minh chứng cho việc người Việt ít đọc sách, đó là mỗi năm người Việt chi 60 nghìn tỉ cho bia rượu nhưng lại chỉ chi 2 nghìn tỉ tiền mua sách. Và mỗi năm lại có những con số khác nhau được đưa ra để nói lên tình trạng này, nhưng câu chuyện không dừng lại ở những con số. Phía sau nó là cả một vấn đề lớn mà những người làm trong ngành văn hóa, giáo dục còn phải đau đầu rất nhiều năm nữa để đi tìm cách thức và phương pháp giải quyết câu chuyện này.
Có nhiều nguyên nhân khiến người Việt ít đọc sách, nhưng nổi bật lên hai nguyên nhân chính là chúng ta đang thiếu sách và thiếu thời gian để đọc sách. Cả hai điều này thật khó tin nhưng không phải là vô lí. Chỉ cần đi ra khỏi thành phố chúng ta sẽ biết mình thiếu sách trầm trọng đến như thế nào.

Một nông thôn thiếu sách để đọc
Đa phần người Việt sống ở nông thôn, nhưng sách thì lại tập trung ở thành phố. Thật khó có thể kiếm được một hiệu sách ở nông thôn, mà nếu có may mắn tìm được thì chúng ta thấy trong đó bán những gì? Sách giáo khoa, sách bài tập, sách nâng cao… nói chung là các loại sách liên quan tới nhà trường. Những sách thể loại khác như văn học, lịch sử, khoa học… thì tuyệt nhiên không có. Thế là những người cần đọc sách và có thể đọc sách nhất là các em học sinh thì không biết kiếm đâu ra một cuốn sách để đọc.
Một nơi khác có thể tìm đọc sách chính là thư viện, đặc biệt là các thư viện trong nhà trường. Nhưng phần lớn các thư viện này hoạt động kém hiệu quả đến mức nhiều học sinh không biết rằng trong trường có thư viện. Đấy là còn chưa kể nhiều trường không có thư viện, nhất là các trường cấp I, II. Trong khi ở độ tuổi đó là lúc các em ham thích tìm tòi học hỏi cái mới nhất thì lại không có sách. Thế nên khi lớn lên các em không có thói quen đọc sách là điều dễ hiểu.
Đó chính là thực trạng đói sách ở nông thôn. Đã có nhiều tổ chức và các cá nhân tâm huyết với việc đưa sách về nông thôn như: Nhà xuất bản Kim Đồng với dự án đưa một triệu cuốn sách tới trẻ em nghèo, dự án 1000 đại sứ góp sách cho trẻ em nông thôn ở Thừa Thiên Huế, hay Nguyễn Quang Thạch với dự án sách hóa nông thôn, cùng các thư viện, tủ sách cá nhân mở ra ở nhiều nơi... Tuy nhiên kết quả của những dự án này vẫn dừng ở mức khiên tốn và chắc chắn rằng chúng ta sẽ cần rất nhiều thời gian và tâm huyết để đưa được sách đến được với nhiều vùng quê hơn nữa.
Cách đây khá lâu từng có một dự án kết hợp các điểm bưu điện kiêm luôn là một thư viện nhỏ. Nhưng rất tiếc dự án ấy chỉ hoạt động một cách cầm chừng vì đầu sách ít, tạp nham và nặng về sách nông nghiệp… trong khi người đọc chính là các em học sinh chứ bảo một bác nông dân lên thư viện ngồi đọc sách dạy trồng cây, chăn nuôi thì quả là khó.

Và thiếu thời gian đọc sách
Sách đã không có để đọc nhưng người Việt còn không có cả thời gian để đọc sách nữa. Điều tưởng như phí lí này nhưng lại là chuyện có thật. Mọi người hay nhìn thấy hình ảnh giới trẻ mải mê ngồi quán xá, chơi game, điện thoại, xem phim mà không thấy họ làm việc, học hành hay đọc sách. Điều ấy đúng nhưng không phải là tất cả. Một phần lớn nhưng người cần đọc sách và ở độ tuổi đọc sách nhiều nhất thì lại không có thời gian.
Hệ thống giáo dục của chúng ta không những không giúp xây dựng thói quen đọc sách cho học sinh mà còn gián tiếp giết chết thói quen này bằng cách học giáo điều thiếu sáng tạo.
Hãy thử nhìn vào lịch học hành của con em chúng ta mà xem, bạn có thấy chỗ nào thừa ra để mà đọc sách không. Ngay từ lớp 1 các em đã phải học thêm triền miên, hai buổi một ngày và nhiều em còn không biết thế nào là thứ bảy hay chủ nhật. Buổi tối thì hãy ngồi làm hết số bài tập được giao đi để ngày mai lại bắt đầu một vòng quay như vậy.
Quả thực tôi không hiểu được chúng học gì mà nhiều vậy và Bộ Giáo Dục đã làm gì với chương trình: Nói không với dạy thêm và học thêm.
Tuổi thơ của con em chúng ta đã mất đi như vậy, chúng cặm cụi học và học như một con vẹt hay một cái máy không cần đến tư duy sáng tạo, không cần những kiến thức khác ngoài những thứ có trong sách giáo khoa. Đáng lẽ thay vì các buổi học thêm kín lịch mà kiến thức chắc chẳng được bao nhiêu ấy, chúng nên dành thời gian cho việc đọc sách để có thêm những tri thức hoặc tham gia các hoạt động xã hội khác.
Đọc sách cũng chính là nền tảng cho việc tự học, tự tìm hiểu và phát huy tư duy sáng tạo. Nhưng đáng tiếc cha mẹ thì không biết điều này còn thầy cô thì không quan tâm hoặc không hiểu vai trò của sách đối với việc giáo dục. Thế là những đứa trẻ cứ lớn lên mà không cần cuốn sách nào trong đời cả, chúng quen với việc đó nên kể cả sau này khi có thời gian thì sách đối với chúng đã là một phần bên ngoài cuộc sống.
Nếu có sách, nếu có thời gian tôi chắc chắn những đứa trẻ sẽ muốn và sẽ thích đọc sách, đó cũng có thể coi như một bản năng khám phá tự nhiên của mỗi con người. Khi dự án bưu điện kết hợp làm thư viện, chúng tôi đã rất háo hức chờ đợi nó. Ngày đầu tiên thư viện sách ấy được mở cửa, không ai bảo ai trong giờ ra chơi cả lớp hơn bốn mươi đứa chúng tôi thi nhau chạy xuống đọc sách. Nhưng tất cả phải quay về vì sách không cho mượn vào giờ ra chơi, sách cũng không cho mượn về nhà.
Tôi và các bạn mình trong quá khứ cũng giống những đứa trẻ hôm nay, không phải chúng không muốn đọc sách mà chúng không có sách và không có cả thời gian nữa. Nếu muốn người Việt đọc sách nhiều hơn thì chúng ta phải bắt tay làm lại từ đầu, từ những đứa trẻ khi mà chúng vẫn còn nguyên vẹn niềm yêu thích khám phá nhiều điều mới lạ và đẹp đẽ. Những điều mà chúng sẽ tìm được trong từng trang sách.
Trần Huệ Lương
  

COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Người Việt ít đọc sách từ một góc nhìn khác
Người Việt ít đọc sách từ một góc nhìn khác
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj_vCG8u2-Kx0gBBo-skdUPFHlfK8259gvap9CesKcbnT5KUbSdkhcAK4A5DqlAkrmWH9m3kswoQNV417k9fP9Fjt2vw67zHRJ5iYnRV2DMEwAIWIzekwlcO-3apJfs4is809Zr0SsJcAw/s320/WP_20151021_07_03_26_Pro.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj_vCG8u2-Kx0gBBo-skdUPFHlfK8259gvap9CesKcbnT5KUbSdkhcAK4A5DqlAkrmWH9m3kswoQNV417k9fP9Fjt2vw67zHRJ5iYnRV2DMEwAIWIzekwlcO-3apJfs4is809Zr0SsJcAw/s72-c/WP_20151021_07_03_26_Pro.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2020/02/nguoi-viet-it-oc-sach-tu-mot-goc-nhin.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2020/02/nguoi-viet-it-oc-sach-tu-mot-goc-nhin.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy