Không chiến rực lửa - Tình yêu cuộc sống của người phi công cảm tử

Với không chiến rực lửa, Naoki Hyakuta đã tái hiện lại cuộc chiến tranh Thái bình dương dưới góc nhìn của những người lính Nhật....





Với không chiến rực lửa, Naoki Hyakuta đã tái hiện lại cuộc chiến tranh Thái bình dương dưới góc nhìn của những người lính Nhật. Một cuộc chiến vô cùng tàn bạo và khốc liệt. Càng tới cuối cuộc chiến thì mức độ dữ dội lại càng tăng lên, những người lính Nhật chiến đấu trong tình thế tuyệt vọng, họ không trông đợi tới ngày trở về mà chỉ chờ cái chết tìm tới với mình.

Naoki Hyakuta day dứt với những sự hi sinh ấy, nhưng ông còn day dứt hơn khi cuộc chiến trôi qua, những người trẻ đã quên đi và có nhiều sự nhìn nhận sai lệch về những người lính năm xưa, thậm chí coi họ là tội phạm chiến tranh, là những kẻ khủng bố liều chết...

Không chiến rực lửa đã mở lại cho người đọc thấy cuộc sống, suy nghĩ của những người lính ấy. Ẩn sau mỗi người lính sắt đá quyết tâm xông vào chỗ chết ấy là một con người như bao con người khác, phía sau họ là gia đình là vợ con là anh em là tình thân mà không ai nỡ rời bỏ. Nhưng họ bị đặt vào hoàn cảnh của một cuộc chiến khốc liệt cuộc chiến không chỉ cướp đi mạng sống mà còn cướp đi tâm hồn của biết bao nhiêu con người.

Naoki Hyakuta dẫn dắt người đọc theo dấu cuộc tìm hiểu về ông ngoại của hai chị em Kentaro, ông Miyabe Kyuzo một trong hàng ngàn phi công cảm tử khi cuộc chiến chỉ còn vài tuần nữa là kết thúc.
Kentaro đã viết thư cho một vài cựu binh, thật lòng mà nói lúc đầu cậu không có ấn tượng gì về người ông ngoại mà mình đang tìm kiếm, ông Miyabe Kyuzo hoàn toàn là môt người xa lạ. Nhưng khi gặp được những đồng đội khi xưa những người đã có lúc chiến đấu cùng ông Miyabe cậu thấy người ông ngoại này hiện lên dần dần rõ nét và đầy tình cảm gần gũi và thân thiết đến kì lạ.

Miyabe là một phi công kỳ cựu, kỹ thuật chiến đấu được liệt và hạng nhất nhưng về danh tiếng thì không được tốt lắm. Hasegawa người từng chiến đấu với Miyabe gay gắt nói rằng ông ấy là một kẻ hèn nhát. Cứ nhìn máy bay của Miyabe khi trở về từ những trận không chiến thì biết, nó không có một vết đạn nào. Ấn tượng đầu tiên này về ông ngoại có vẻ khiến chị em Kentaro hơi thất vọng. Vốn nghĩ ông ngoại là phi công cảm tử thì phải dũng cảm vây mà hóa ra lại là một người hèn nhát. Nhưng điều này không khiến hai chị em dừng cuộc tìm kiếm, mặc dù kết quả có thể không như mong đợi.

Người thứ hai họ gặp là trung úy hải quân Ito Kanji người cùng chiến đấu ở quần đảo Solomon nơi được coi là mồ chôn của các phi công. Ấn tượng về Miyabe không phải một phi công dũng cảm, nhưng là một phi công xuất sắc. Nhưng phải tới khi gặp ông Izaki Genjiro thì Kentaro và Keiko mới có cái nhìn gần gũi hơn với ông ngoại Miyabe. Họ mới biết rằng người ông ngoại này ngoài là một phi công xuất sắc còn là một người quý trọng mạng sống đến mức dườn như hèn nhát. Một điều trái ngược với tinh thần chiến đấu lúc ấy, một điều mà hầu như không một người lính nào dám nói ra. Nhưng ông Miyabe không ngần ngại với suy nghĩ ấy của mình. Với ông Miyabe tất cả những điều ấy không là gì cả vì "để được gặp con gái, dù thế nào ta cũng không thể chết".

Ở Guadalcanal nơi cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt ông Miyabe đã bắn một phi công mỹ đang nhảy dù xuống khi máy bay bị cháy. Điều này trái với tinh thần võ sĩ đạo, ông đã bị mọi người rất khinh thường vì chuyện này. Nhưng ẩn ý ở đằng sau thì không phải ai cũng hiểu. Miyabe hiểu rằng kẻ thù thật sự chính là các phi công. Nếu chỉ bắn rơi máy bay Mỹ thì nó sẽ được bù đắp lại ngay nhưng người Nhật thì không thể. Cuối cùng người Nhật đã thua thảm hại ở Guadalcanal, 20.000 lính mất mạng trong đó chỉ 5000 là chết trong chiến đấu số còn lại chết vì đói vì bị bỏ rơi.

Cuộc chiến ngày càng bất lợi đối với người Nhật họ liên tiếp thua trận và lần lượt mất dần các căn cứ quân sự trên Thái bình dương. Từ Rabaul rồi tới quần đảo Mariana nơi mà những phi công kì cựu hầu như đã hi sinh, những phi công mới lao vào cuộc chiến khi không được huấn luyện kĩ càng nên chỉ làm bia bắn cho quân Mỹ. Người Mỹ đã gọi cuộc chiến ở quần đảo này là Trận bắn gà tây tại quần đảo Mariana. Có thể thấy quân Nhật dần rơi vào thế tuyệt vọng. Nhưng chỉ huy của họ không chấp nhận được điều đó, chính vì thế họ mới nghiêm cấm việc đầu hàng, nghiêm cấm việc trở thành tù binh, kêu gọi việc xả thân vì danh dự. Chớ trêu thay khi những binh sĩ tuân lệnh họ thì nhiều sĩ quan lại là kẻ đầu hàng chứ không chịu chết vì danh dự, nhất là những kẻ đứng đầu trong cuộc chiến.

Sau khi cuộc chiến kết thúc thì những người Lính Nhật mới phát hiện ra rằng họ thực ra không được coi như một con người, giá trị của họ chỉ đáng bằng một tờ giấy đỏ gọi nhập ngũ, muốn bao nhiêu cũng được. Nhưng người Mỹ thì khác, họ quý trọng sinh mạng binh sĩ nê việc máy bay bị bắn hạ nhưng phi công vẫn có thể trở lại chiến trường sẽ giúp họ tận dụng những kinh nghiệm từ thất bại của mình. Còn với binh sĩ Nhật dù chỉ một lần thất bại, cũng xem như chấm hết.

Miyabe đã có lúc trở thành giáo quan huấn luyện cho những phi công non trẻ, những người đang đầy nhiệt huyết để lao vào cái chết. Miyabe hiểu rằng những người sinh viên ưu tú này sẽ giúp ích nhiều cho nước Nhật, nhưng không phải bằng cách lao vào cuộc chiến mà họ như những thứ vũ khí sử dụng một lần. Chính vì nhìn thấy kết cục đau buồn đó nên Miyabe đã trì hoãn việc cho họ tốt nghiệp, nhưng lúc đó các học viên với lòng yêu nước cuồng nhiệt cùng sự hăng hái muốn lao vào trận chiến nên phần nhiều không hiểu được tấm lòng của Miyabe. Nhưng Oishi Kenichiro thì hiểu và rất cảm phục người thầy này.

Cuối cuộc chiến, ngay cả những phi công giỏi và đầy kinh nghiệm như Miyabe cũng phải vào phi đội cảm tử. Miyabe từng nói. “Tôi tuyệt đối không tham gia tấn công tự sát. Tôi đã hứa với vợ rằng sẽ sống sót trở về. Dù trong trận chiến tàn khốc đến thế nào, dù cơ hội sống sót có mong manh đến đâu, tôi cũng có thể cố hết sức chiến đấu. Nhưng tôi không thể nào chấp nhận được cuộc chiến định sẵn sẽ chết. Nếu cậu chết vì tấn công cảm tử thì chiến cục cũng không thay đổi nhưng nếu cậu chết thì cuộc đời vợ cậu sẽ thay đổi rất lớn đấy."

Miyabe là người như vậy, một người vô cùng yêu quý mạng sống của mình. Một người như vậy cuối cùng lại tham gia phi đội cảm tử và những ngày cuối của cuộc chiến thì không sao có thể hiểu được.

Miyabe đã truyền tinh thần yêu cuộc sống của mình cho những người xung quanh. Nhiều người có vẻ ngạc nhiên trước tư tưởng ấy, nhưng dần dần họ đều bị cảm phục từ lúc nào không biết. Chính họ sau này đã giúp đỡ rất nhiều cho vợ con Miyabe sau chiến tranh. Đặc biệt là Oishi Kenichiro.

Oishi Kenichiro là người tham gia chuyến tấn công cảm tử cùng Miyabe. Trong chuyến xuất kích định mệnh ấy Miyabe đã đổi máy bay với Oishi Kenichiro. Kết quả là máy bay của Oishi gặp trục trặc động cơ phải hạ cánh khẩn cấp tại Kikaijima. Sau này ông hiểu Miyabe đã để dành tấm vé cuộc sống ấy cho mình.

Naoki Kyakuta cũng khái quát lại một thực tế đau lòng về cuộc sống sau chiến tranh của những người lính, họ rơi vào bi kịch của sự phản bội. Những người mới hôm qua còn coi họ là anh hùng chiến đấu vì tổ quốc thì hôm nay đã coi họ là những kẻ tội phạm, phiền toái, đáng ghét...

Naoki Kyakuta đã tái hiện lại cuộc chiến khốc liệt trong trang sách của mình, nhưng hơn hết ông đã khiến cho người đọc hiểu rõ hơn đằng sau của những cỗ máy chiến tranh ấy là những con người bằng xương bằng thịt với lý tưởng hi sinh bảo vệ tổ quốc, bảo vệ người thân. Đằng sau mỗi tiếng hô Banzai rồi xông vào cái chết của mỗi người lính là lý tưởng, là danh dự nhưng cũng là nỗi sợ mà không phải ai cũng dám nói ra trong thời chiến. Khi mà những người lính bị coi là công cụ chiến tranh chứ không phải một con người. Chính sự sai lầm và kiêu ngạo của những người đứng đầu mà hàng ngàn người lính đã hi sinh một cách vô ích như thế.

Chúng ta không thể nào hiểu hết được những mất mát, hi sinh mà những người lính đi qua chiến tranh đã phải chịu đựng. Nhưng chúng ta cũng không bao giờ được quên đi những gì đã trải qua để biết quý trọng cuộc sống, quý trọng hòa bình. Đó cũng chính là những mong muốn mà tác giả cuốn sách này muốn gửi tới những người đọc.

Trần Huệ Lương
17.3.2020

COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Không chiến rực lửa - Tình yêu cuộc sống của người phi công cảm tử
Không chiến rực lửa - Tình yêu cuộc sống của người phi công cảm tử
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEteGx9B1dG59ySfg2QkyCl14EjAfXUlS7TeZGiU8nX-XHBRxD6IG4rAO_h3J4WesWyzKvL52tD9o55JI4qnX_cLplnLobyECWKJD_TS-Z1fwpUXbBSmbGyaEhgzG_hL54ZhI51NGtUbo/s320/khongchienruclua.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhEteGx9B1dG59ySfg2QkyCl14EjAfXUlS7TeZGiU8nX-XHBRxD6IG4rAO_h3J4WesWyzKvL52tD9o55JI4qnX_cLplnLobyECWKJD_TS-Z1fwpUXbBSmbGyaEhgzG_hL54ZhI51NGtUbo/s72-c/khongchienruclua.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2020/03/khong-chien-ruc-lua10.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2020/03/khong-chien-ruc-lua10.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy