Đường về - Erich Maria Remarque

Trong cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳng của thế chiến thứ nhất, những người lính đã mong mỏi và ao ước biết bao nhiêu đến lúc hòa ...


Trong cuộc chiến tranh khốc liệt và dai dẳng của thế chiến thứ nhất, những người lính đã mong mỏi và ao ước biết bao nhiêu đến lúc hòa bình. Họ có bao nhiêu là ước mơ, bao nhiêu là dự định với cuộc sống trong hòa bình. Nhưng khi thời khắc ấy đến, đơn giản đến không thể ngờ được thì họ lại ngỡ ngàng thậm chí là bối rối với con đường phía trước. Lúc này họ bỗng nhận ra mình đã gắn bó với cái chiến hào ẩm ướt bẩn thỉu này biết bao nhiêu, với họ những đồng đội này chính là gia đình của mình, và cuộc sống chính là những tháng ngày khắc nghiệt và nguy hiểm mà họ đã quá quen thuộc.

Với những người có kinh nghiệm sống nhiều hơn thì với họ hòa bình, con đường trở về không hề đơn giản. Thượng úy Hell đã nói với những người lính của mình "Giờ mới là lúc khốn nạn đây". Lúc ấy những cậu lính trẻ háo hức chẳng ai để ý tới điều ông nói. Nhưng con đường trở về của những người lính Đức thua trận này thì đúng là một con đường khốn nạn.

Khi trở về, những người lính trẻ giờ đây đã trở thành những con người từng trải, họ thật khó hình dung được cuộc sống ở hậu phương, cái cách họ nói về cuộc chiến thật chướng tai. Cuộc chiến với những người lính là những điều tồi tệ khắc nghiệt nhất mà con người phải trải qua, thế mà ở hậu phương họ nói về nó bằng những từ ngữ hào hùng, đẹp đẽ, họ nhân danh lòng yêu nước để mà ba hoa về những người đã mất. Những người trở về không muốn và không cần phải nghe những điều đó. Mặt sau của tấm huy chương là điều mà những người ở hậu phương không thể thấy được.

Có một khoảng cách, sự trống rỗng làm những người lính cảm thấy bứt rứt bởi những người khác, ngay cả người thân cũng không thể hiểu được họ nữa. Giữa những người lính và những người không phải là lính xuất hiện một vực sâu không thể vượt qua.

Những người lính đã trở về nhưng cuộc chiến vẫn đeo bám họ, họ tìm tới những nơi thơ ấu để hòng tìm được những ngày xưa cũ vậy mà "tôi lại kéo chiến hào phòng thủ xuyên qua nó. Đó là thói quen, tô nghĩ, chúng tôi không thể trông thấy phong cảnh nữa, chỉ nhìn ra địa thế, địa thế thích hợp để tấn công và phòng thủ... nỗi ám ảnh này luôn trở lại trong đầu".

Cũng có những người lính không thể vươt qua được cú sốc của chiến tranh, họ phải ở lại trong bệnh viện tâm thần và mơ ước được trở lại chiến trường cũ, họ hi vọng điều đó có thể giúp mình thoát khỏi cuộc chiến tranh ấy. Cũng có người đã trở lại chiến trường cũ nhưng họ trở lại và không bao giờ vượt qua được chiến hào năm xưa, họ nằm lại cùng những đồng đội của mình.

Trở về cũng là lúc mà mọi chuyện dần thay đổi, nếu trước kia trên chiến hào họ là đồng đội, họ có cuộc sống và cái chết gắn liền với nhau thì giờ đây mỗi người lính đã nhận ra sự khác biệt của tầng lớp và giai cấp không thể nào vượt qua. Tình đồng đội, điều mà họ tưởng không thể thay đổi bỗng nhiên cũng vì thế mà dần mờ nhạt qua những bộ quần áo khác nhau trong ngày gặp mặt.

Cuộc chiến đã kết thúc, có người bước qua nó một cách đơn giản, có người bước qua một cách nặng nề, có người không thể bước qua được. Erich Maria Remarque đã viết cuốn sách này bằng cảm nhận và day dứt của chính bản thân mình. Nếu Phía tây không có gì lạ là cuộc chiến tàn bạo trên chiến hào thì Đường về là một cuộc chiến âm thầm nhưng cũng không kém phần khốc liệt.

Ernst, nhân vật chính của câu chuyện cuối cùng đã tốt nghiệp trường sư phạm và đi dạy học ở một làng quê thanh bình. Nhưng những ý nghĩ về chiến tranh không bao giờ thôi ám ảnh anh. "Tôi có thể dạy cho cho các em cái gì đây? Nói cho các em biết cách rút chốt lựu đạn và quăng vào những người khác chăng? Tôi có nên làm mẫu cho các em cách chĩa nòng súng vào một tạo vật tuyệt vời như một lồng ngực đang thở, một lá thở đang phập phồng, một trái tim đang đập?". Cuối cùng anh đã nghỉ việc, cuộc chiến với anh chưa bao giờ kết thúc. Với những người bạn của anh, cuộc chiến ấy cũng cứ dai dẳng bám theo khiến cho con đường trở về là một hành trình khắc nghiệt mà họ chưa chắc tìm lại được những thứ mình để lại sau lưng ngày ấy, cái ngày họ họ nồng nhiệt và hăng hái lên đườn ra mặt trận.

Trần Huệ Lương
7.2.2010





COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Đường về - Erich Maria Remarque
Đường về - Erich Maria Remarque
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhe9qnRtEIoGJ7_4VkHZBZ6BgbTOrk824yunACeWx-7q2lLkSfEcrC-aCmzCUNWKgbVYbIHDrlxrsHUSRHv1muZ8cf1N52mf_9Qp75oEhild88BJq0fkAIoV_KwcJZOfmuP89A7fqNB3iQ/s1600/img_20200207_162533.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhe9qnRtEIoGJ7_4VkHZBZ6BgbTOrk824yunACeWx-7q2lLkSfEcrC-aCmzCUNWKgbVYbIHDrlxrsHUSRHv1muZ8cf1N52mf_9Qp75oEhild88BJq0fkAIoV_KwcJZOfmuP89A7fqNB3iQ/s72-c/img_20200207_162533.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2020/02/uong-ve-erich-maria-remarque_7.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2020/02/uong-ve-erich-maria-remarque_7.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy