Nước mắt một thời

Nước mắt một thời chứa đựng câu chuyện đầy đau thương của một thời tràn đầy nhiệt huyết, cũng tràn đầy u mê đố kị, ganh ghét, chỉ cầ...



Nước mắt một thời chứa đựng câu chuyện đầy đau thương của một thời tràn đầy nhiệt huyết, cũng tràn đầy u mê đố kị, ganh ghét, chỉ cần có cơ hội là sẵn sàng lôi nhau xuống vực thẳm đau thương.

Đây có thể coi là cuốn tự truyện của tác giả vì nó chứa trong đó những câu chuyện chân thực đã xảy ra với chính gia đình ông. Thông qua câu chuyện của một gia đình để nói về câu chuyện của cả xã hội, tác giả đã làm sống lại cả thời kỳ cải cách ruộng đất, khi những thay đổi làm đảo lộn tận gốc rễ quan hệ giữa con người với nhau trong làng xã.


Câu chuyện chia làm hai tuyến quá khứ và hiện tại, đó là hai bức tranh chân thực về cuộc sống và mối quan hệ của những người dân thôn quê.

Nhân vật xưng tôi* đã từng khốn khổ khi gia đình bị quy vào thành phần địa chủ trong cải cách ruộng đất nhưng anh đã vươn lên trở thành nhà văn, nhà báo và sau này trong một dịp tình cờ đã gặp lại tình yêu đầu đời của mình, vừa giận lại vừa thương, từ đây những kí ức tưởng đã chôn chặt không bao giờ nhớ tới nữa đã trở về.

Đăng được sinh ra trong một gia đình có gia thế trong làng xóm và được mọi người kính trọng. Năm ấy cậu 16 tuổi và phải lòng cô Én hơn cậu hai tuổi, nhưng cái chính là thân thế của cô Én không môn đăng hộ đối. Bố của cô Én là ông Khán Vĩnh từng làm canh điền và sau là kéo xe tay cho ông nội của anh. Tất nhiên mẹ Đăng kịch liệt phản đối tình yêu này, nhưng càng phản đối cậu càng quyết tâm phải lấy bằng được cô Én bất chấp khoảng cách giữa hai gia đình.

Nhưng rồi chẳng bao lâu sau giải phóng mọi chuyện đã thay đổi hoàn toàn từ khi những anh đội về làng. Những ngày vui vẻ của gia đình ông bà Lân chấm dứt và thay vào đó là nỗi lo thấp thỏm không yên. Căn nhà vốn đã cho chính quyền mượn để làm kho chứa thóc bị trả lại chứng tỏ họ không còn tin tưởng gia đình nữa. Những tin đồn về công cuộc cải cách ở nhiều nơi khác lan truyền về càng tăng thêm sự lo sợ của cả nhà. Họ tìm mọi lý lẽ để thuyết phục rằng mình không phải là địa chủ. Thì đúng rồi, gia sản hiện nay chính là sự tích cóp ăn không dám ăn mặc không dám mặc của cả nhà mới có được. Mẹ thức khuy dậy sớm đi chợ, bố còng lưng mờ mắt bên cái máy khâu, được đồng nào tích cóp mua ruộng đất mới có cơ ngơi ngày hôm nay. Như thế dứt khoát không thể là địa chủ được.

Ngày đội về cả làng cả xóm thay đổi, đâu đâu cũng thấy màu đỏ của cờ, của biểu ngữ. Nhưng cũng chính vào lúc ấy cậu nhận ra mình đã bị cho ra rìa của cuộc sống. Lão Kền, anh trai của Én không cho cậu tới dự buổi chờ đón các anh đội, hắn tát cậu nổ đom đóm mắt, hắn xưng hô một cách xấc xược, thái độ của Kền đã thay đổi 180° . Thế là bị quy là địa chủ. Cả nhà ông bà Lân chìm trong một bầu không khí u ám.

Lịch sử đã sang trang, đầu tiên là những cuộc tố khổ được mở ra khắp nơi, ai có khổ tố khổ, ai không có thì cứ bịa ra, càng khổ nhiều càng được chia "quả thực" nhiều nên ai cũng hăng hái tích cực " tố điêu".

Sau đó là màn kê khai diện tích ruộng đất, không cần đo đạc mà cứ căn cứ vào lời của những ông bà bần cố nông mà kê khai, kết quả là diện tích ruộng đất cứ tăng lên vùn vụt gấp hai gấp ba lần. Sau đó. Là khổ nạn truy thu tô thuế. Diện tích tăng thì số thóc phải nộp cũng cứ thế mà tăng lên theo. Nạn nhân đầu tiên của chiến dịch này là ông bà Lân.

Tất cả những sự hành hạ bằng ngôn ngữ hay thể xác đối với những người bị quy là địa chủ đều diễn ra trong căn nhà bỏ hoang của chú Bảy, người đã di cư vào nam nhiều năm. Ngôi nhà ấy chỉ cách nhà ông bà Lân một khoảng vườn nhỏ. Ở đó đội Khoảnh và Kền đã làm nhiều điều tàn ác vô đạo đức, vô lương tâm. Đó cũng là nơi mà lão Khoảnh cưỡng ép chị dâu của cậu, đến khi thành phần của chị xẹp xuống thì cái bụng của chị lại phình lên. Cuối cùng chị Nghiệm phải bỏ làng về bên kia sông và không bao giờ dám quay lại nữa.

Không chịu nổi sự dày vò tra tấn của đội Khoảnh, ông Lân đành phải trốn khỏi quê xuống ấp Thiện Tùng nơi mà người dân còn chịu nhiều ơn của cụ Hàn để mong sống qua được những ngày khốn nạn này.

Không khí căng thẳng của việc truy tô cũng khiến thím Sáu nhảy xuống ao tự tử khi đang mang thai sắp đến ngày.

Nạn tố điêu lan tràn khắp mọi nơi, người ta tố thật nhiều, thật khổ để mong được chia nhiều quả thực hơn. Kền là kẻ tích cực nhất, hắn dụ dỗ cả bố là ông Khán Vĩnh và em gái tố điêu để được hưởng lợi. Nhưng không ai nghe hắn, ông Khán Vĩnh còn nhớ ơn nghĩa của nhà ông bà Lân, nếu cái năm đói ấy ông bà không bớt mồm bớt miệng thì cả nhà ông Khán đã chết đói rồi. Không lay chuyển được Kền làm ông rất đau khổ.

Gia đình những người bị quy là địa chủ lúc nào cũng sống trong nơm nớp sợ hãi.

Để có đủ thóc nộp cho đội, bà Lân đã phải bán đi đôi lợn mà vẫn còn thiếu, nghe lời đội Khoảnh cố xoay xở cho đủ để được hạ thành phần giai cấp, bà lén mượn của dì Khuê đôi hoa tai định đem bán lấy thóc nộp cho đội. Nào ngờ đôi bao tai ấy bị Kền bắt được, hắn lu loa rằng bà Lân tẩu tán tài sản, thế là mất cả đôi hoa tai lại còn bị bêu tên trên loa trên báo. Thật uất không thể tả được.

Chuyện thành phần giai cấp. Làm cho mọi người xa lánh, chẳng ai muốn đến gần, muốn liên hệ với thành phần địa chủ cả. Vì thế mới sinh ra nhiều câu chuyện dở cười dở khóc. Dì Sót là em gái bà Lân, có lần gặp nhau giữa đường mà không dám dừng lại. Chị đi nhanh em cũng đi nhanh, chị đi chậm em cũng đi chậm. Tức quá bà Lân đuổi theo thì dì ném. Lại nắm xôi rồi cắm cổ chạy.

Không khí khủng bố từ nông thôn lan ra cả thành phố. Năm ấy đói quá, bà Lân bàn với con lên Hà Nội đòi bà giáo Liễn số tiền bà mượn hồi tạm chiếm. Cậu háo hức lên đường nhưng lại gặp phải sự lạnh lùng của bà giáo, bà chối bỏ khoản nọ và đóng cửa để cậu đứng ngoài cửa một mình. May mà ông giáo về kiếm cho cậu chút đồ ăn và chỗ ngủ rồi bảo cậu mai về sớm. Số tiền ấy coi như không thể đòi được.

Sau những màn đấu tố là tới phần kê khai và tịch biên gia sản, gia đình ông bà Lân bị Kền cùng đội xông vào lúc nửa đêm bắt đứng xếp hàng để đội kê biên, nhỏ từ chổi cùn rế rách lớn đến căn nhà gỗ lim từ nay đều là của đội, của ông bà nông dân. Gia đình bà Lân được chia lại cái bếp đen thui đầy bồ hóng làm chỗ chị ra chui vào. Con bò, công cụ làm việc duy nhất bị dắt đi luôn, nó trở thành tài sản chung, ai cũng có thể dùng nhưng chẳng ai muốn chăm sóc nên nó nhanh chóng bày mòn đi.

Rồi đến một hôm bà Lân bị đội bắt đi vì ngăn cản không cho người ta tát ao, đứa con út không chịu xa mẹ nên cũng chịu chung cảnh giam cầm với mẹ. Cái Thân chẳng bao lâu khi được bảo lãnh ra khỏi từ đường họ Đặng đã chết, nó chết đói, vì thiếu gạo nấu cháo nên cái Ngân nhá khoai sống cho nó ăn, rồi uống nước lã. Thân chết vì tiêu chảy. Đám tang nó diễn ra lén lút trong đêm tối với sự trợ giúp của ông khán Vĩnh.

Tài sản bị kê biên cuối cùng cũng đem chia cho bà con nông dân sau một phiên xử ồn ào và lộn xộn. Ai khổ nhiều được nhiều, ai khổ ít được ít. Đó chính là nguồn cơn của việc tố điêu tràn lan.

Phiên xét xử bà Lân được diễn ra ngay sân nhà bà với đủ ban bệ là các ông bà nông dân cùng với đội Khoảnh và Kền chỉ huy. Sau màn đấu tố, kể khổ túm tóc giật tai không thương tiếc là phần tuyên án, bà Lân bị án 3 năm nhưng được hưởng án treo, gia sản tất nhiên bị tịch thu hoàn toàn.

Căn nhà gỗ lim được chia cho Kền 4 gian, ông Vĩnh và cô Én ba gian. Nhưng ông Vĩnh đã từ chối trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người có mặt ở đó.

Giai đoạn sau những cuộc xử tử công khai diễn ra ngày càng nhiều như để chạy đua cho đủ chỉ tiêu. Cụ Hàn Lãm, bố vợ cả của ông Lân cũng bị đem xử bắn vì cái tội mà dẫu có muốn ông cũng không thể làm được, đó là tội hiếp dâm.

Ông Lân cũng bị đội Khoảnh cùng mấy người dân quân bắt về khi được tin báo về nơi ông đang lẩn trốn. Trên đường bị dẫn giải về, ông đã nhay xuống sông nhưng người ta không cho ông chết dễ dàng như thế. Về tới cái điếm cổ, ông Lân mệt quá ngã vật ra, đám dân quân cứ nhằm vào ông mà đá mà đạp không thương tiếc.

Phiên tòa xử ông lân được tổ chức linh đình, người ta đã chuẩn bị sẵn cả quan tài trên ghi chữ Lân to tướng. Thế là chưa xử mà đã có kết quả rồi. Đăng lén đi xem, thương bố lắm nhưng chẳng thể làm gì được.

Vẫn như những lần trước, chủ tọa là mấy ông bà nông dân trong làng, một chữ bẻ đôi không biết nhưng lại dẫn điều này luật kai để buộc tội chết cho người khác.

Phiên tòa vẫn diễn ra như thường lệ, khởi đầu là màn tố khổ được học thuộc và tập đi diễn lại nhiều lần cho nhuần nhuyễn. Ấy vậy mà vẫn xảy ra chuyện dở cười dở khóc khi có người tố ông Lân rủ ông ta vào cái đảng mà có cờ đỏ búa liềm ấy. Thì ra ông Lân đã từng là đảng viên của cái đảng ấy, sau này vì nhiệm vụ mà được cấp trên phân công vào làm việc cho địch để nắm tình hình và tạo thuận lợi cho bà con. Nhưng giờ thì không được nói, mà nói thì cũng chẳng ai tin. Sau phần tố khổ là phần tuyên án, vì những tội mà mình chưa từng phạm phải, ông Lân bị tuyên xử tử.

Kết thúc phiên tòa người ta lôi ông Lân ra xử bắn, mấy viên đạn không giết được ông, Kền phải kết thúc công việc ấy bằng một nhát cuốc. Khi ông Lân đã chết hẳn, Kền mô được từ trong túi ồn một nắm cơm bọc lá chuối.

Mùa đông năm ấy đội rút khỏi làng, nhưng những vết thương và sự tan vỡ, nghi kị, thì ghét lẫn nhau thì không dễ gì biến mất.

Én bỏ đi biệt tích sau khi ông Lân bị xử bắn. Có người nói cô đã nhảy xuống sông tự tử, có người nói cô đã theo đội Khoảnh vào Thanh Hóa.

Sau mấy chục năm, Đăng tình cờ gặp gặp Én lúc này đã là sư Diệu Hằng, mọi oán hận năm xưa lại trở về đau đớn vẹn nguyên. Sư Diệu Hằng luca này bị ung thư giai đoạn cuối, không có hy vọng gặp lại Đăng nữa nên đã ghi âm và để lại cuốn nhật ký để kể rõ mọi chuyện năm xưa.

Trong dịp về quê xây tháp lưu niệm dòng họ và bố mẹ, Đăng đã gặp lại chị dâu, bà Nghiệm dắt đứa cháu gái từ bên kia sông qua nhận họ hàng.

Ông cũng gặp lại lão Kền lúc này đã ốm nằm liệt giường. Lúc đầu lão sai mấy đứa con phá hoại việc xây tháp nhưng không phá được. Cuối cùng khi tháp lưu niệm được khánh thành, lão sai con khiêng cả giường sang để tạ tội với những người đã khuất.

Đám con cháu trong dòng họ phản đối ra mặt và muốn đuổi lão khỏi nơi linh thiêng này. Ông Đăng dù rất đau lòng vì những chuyện đã qua nhưng với tấm lòng nao dung độ lượng đã tha thứ cho lão.

Tác giả đã viết lại câu chuyện đầy mất mát đau thương này bằng cái nhìn không hề hằn học hay cay cú thù hận. Ông viết với cái nhìn của một người từng trải, độ lượng với chính những người đã gây tang thương mất mát cho gia đình mình. Chính điều này đã tạo nên tầm vóc của Nước mắt một thời.


Trần Huệ Lương
22.9.2018



* tạm gọi nhân vật xưng tôi bằng tên của tác giả.

COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Nước mắt một thời
Nước mắt một thời
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUL2yJlNq7S7BeabJzfe0UIHlF4VV4oy5OjnwszOlorh8BWV98V9bB5kbs1dBxe9wqr1hcYdQiard_oImrPpetr3if0smB-PlQOxTvbHkNcUgejaa4g8Y6lQl0me_OvUbo2i95pYMiV3E/s640/nuocmatmotthoi.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhUL2yJlNq7S7BeabJzfe0UIHlF4VV4oy5OjnwszOlorh8BWV98V9bB5kbs1dBxe9wqr1hcYdQiard_oImrPpetr3if0smB-PlQOxTvbHkNcUgejaa4g8Y6lQl0me_OvUbo2i95pYMiV3E/s72-c/nuocmatmotthoi.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2018/09/nuoc-mat-mot-thoi_15.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2018/09/nuoc-mat-mot-thoi_15.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy