Chuyện ngõ nghèo

Chuyện ngõ nghèo trước đây có tên là Trư cuồng về sau tái bản mới lấy tên này, cuốn sách lấy một lát cắt trong đời sống của những năm...



Chuyện ngõ nghèo trước đây có tên là Trư cuồng về sau tái bản mới lấy tên này, cuốn sách lấy một lát cắt trong đời sống của những năm tháng đầy khốn khó để khái quát một bức tranh xã hội rộng lớn hơn, nơi mà mọi nhu cầu về tinh thần của con người đều gác lại nhường chỗ cho nỗi lo về cái ăn cái mặc. Nỗi lo ấy gây nên những tình cảnh mà bây giờ khi nhìn lại chẳng ai còn có thể tưởng tượng được, có một giai thoại về giáo sư Văn Như Cương hồi ấy ở nhà tập 11m 5 người nhưng vẫn giành một góc để nuôi lợn, khi bị lập biên bản vì chuyện nuôi lợn ảnh hưởng tới môi trường ông đã yêu cầu ''không được viết, tôi nuôi lợn làm ảnh hưởng tới môi trường, mà phải viết lợn nuôi tôi làm ảnh hưởng tới môi trường, thì tôi mới ký”. Một câu chuyện tưởng là nhỏ nhưng nó phản ánh những năm tháng khốn khổ mà mọi người đều phải chịu đựng vì những chính sách sai lầm đầy chủ qua và kiêu ngạo của những người lãnh đạo đất nước.

Nhân vật Hoàng trong Chuyện ngõ nghèo là một nhà báo bị hưu sớm vì đã phạm một cái "húy" gì đó, sẵn có bệnh nghề nghiệp nên ông đã ghi chép lại câu chuyện nuôi lợn của mình. Vợ ông Hoàng là một công nhân mà khi chồng bị hưu sớm thì mọi lo toan đổ lên đầu bà nên dễ thấy bà là người hay cáu gắt, nhiều lúc vợ chồng cãi nhau chỉ vì những chuyện vặt vãnh, nhưng suy cho cùng nguyên nhân chính vẫn là sự thiếu thốn trong cuộc sống hàng ngày. Ông Hoàng có một cậu con trai tên Linh, Linh là sinh viên khoa triết nhưng sau này cậu quyết định theo nghề đồ tể vì trong thời kì này thì những kiến thức, học vấn đều không thể nào so sánh được với những lợi ích mà nghề đồ tể đem lại.

Ông Hoàng nuôi lợn rồi say mê với lợn, nhất là con lơn Bò mà ông mới tạu được. Nó là giống lợn to và hứa hẹn một khoản lớn khi xuất chuồng. Ông thường xuyên ngắm nghía chúng và thích thú khi thấy mỗi ngày chúng lại lớn thêm một chút. Mà đâu chỉ mình ông mê lợn, "hiện giờ Hà nội đang lên cơn mê lợn. Cao trào nuôi lợn đang dâng; giới nuôi lợn dạo này rất vinh dự, bởi vì không những người nghèo nuôi lợn, mà có cả những vị quyền cao chức trọng nuôi lợn. Người ta kể ra: ông tổng bí thư nhà máy gạch N mới bán đôi lợn đại bạch trên hai tạ; ông thứ trưởng bộ X cũng nuôi bốn con lợn F1, lai giống Landrat, to như bốn con bê; ông T thành ủy viên, cứ đi làm về là vội thay quần áo và cởi trần trùng trục". Tất cả như lên đồng vì lợn, chẳng phải là thú chơi đẹp đẽ, tao nhã mà vì nguồn lợi mà mỗi lứa lợn mang lại gấp nhiều lần lương tháng của một công chức bình thường. Thế là người ta nuôi lợn, dựa vào lợn mà sống.
Chính vì nuôi lợn mà ông Hoàng kết thân được với những người cùng chí hướng, đó là Lân, là Tám bách khoa. Tám là giáo viên cấp ba, ông đang viết một cuốn "Bách khoa toàn thư về lợn", với Tám thì ai nuôi lợn là người đáng quí trọng, bởi vì nuôi lợn là một công việc kiếm sống lương thiện nhất hiện nay.
Với hiện thực cuộc sống ảm đạm, đôi khi ông Hoàng nghĩ "Ta hãy sống như con lợn ỉn … Hãy chỉ biết ăn - Ăn toàn bèo cũng được . Cứ ăn cho đến lúc cái bụng ta to bằng cái thúng, và thế là cảm giác no nê, thỏa mãn, hạnh phúc sẽ đến. Tuyệt đối chớ nên suy nghĩ, vì suy nghĩ là mầm tai ương … Đây, lý thuyết sống bây giờ là thế".
Nhưng nuôi lợn thì cũng tốn kém, tiền tiêu như rác. Một nắm bèo cũng có giá. trong khi đó tiền lương thì thấp, ông Hoàng mê sảng đi vì lo tiền. "Trong nửa năm, hai vợ chồng tôi đã bán dần bán mòn các vật dụng: cái quạt máy, chiếc xe đạp Phượng Hoàng, cái quần lụa, hai mét si mi li, cái phiếu vải của con, ba chục trứng gà...". 
Có lúc nhà không còn gì ăn, mì hết, sắn cũng không còn tiền mua đành phải ăn cháo cám ngô, ăn tranh cả của lợn mà sống. Nhưng người có thể thiếu chứ lợn mà thiếu ăn là gầy, là hỏng hết bao dự định, bao hi vọng nên ông Hoàng vẫn phải làm sao có cám cho nó ăn.
Những lo toan lúc nào cũng thường trực mà lại bế tắc không có cách giải quyết khiến cho cuộc sống gia đình nhiều lúc ngột ngạt và bức bối tưởng như không chịu được. Cái con người trí thức thanh nhã, tinh tế của ông Hoàng cũng chết dần trong vô thức, sự thô lỗ cục cằn thì lại hiển hiện như một sự trớ trêu của số phận. Nhiều lần vợ ông phải than trách. "Cả nhà này có ai thương tôi đâu. Người ta còn đọc sách, còn đi chơi, còn suy nghĩ, còn nghiên cứu cơ ... Còn tôi thì lăn lưng vào mà vẫn chẳng kiếm ra đủ cho các con ông ăn. Đi làm xí nghiệp về, lại đi đưa bánh đa, haixu một chiếc. Đạp xe thắt ruột lại ... Hào quà cũng chẳng dám ăn ... Thế mà ... Thế mà có ai biết sót xa cho tôi đâu". Than thế thôi chứ bà vẫn là người hết lòng thương chồng thương con.
Khi sự túng quẫn làm gia đình nghiêng ngửa thì ông Hoàng phải bán đi những đứa con tinh thần yêu quý của mình, đó là những cuốn sách. "Những Hugô, Vũ Trọng Phụng, Sêchpia, Camus, Piranđenlô ... lần lượt từ biệt ngôi nhà tôi ở để lên đường lang thang. Ông Đốt, ông Goorki là những nhà văn lang thang đã đành; đáng buồn là cả đến Tônstôi, nhà văn quí tộc, cũng rơi vào kiếp lang thang. Xin lỗi các cụ! Bởi vì lợn của tôi đang đói, các con tôi đang đói; các cụ hãy tha thứ cho tôi".
Trong những cơn mê của mình, ông hồi tưởng lại cái đận bi bắt, bị tra vấn vì những thứ ông đã viết, nó đã là quá khứ nhưng không bao giờ thôi ám ảnh "Ta chỉ nói đến cái thật, ta đâu có làm hại cho ai, thậm chí chỉ làm lợi cho mọi người là khác. Cớ sao các người lại săn đuổi ta, dồn ta đến những miền cay cực. Cả số phận của những trang giấy của ta cũng là số phận lưu đày". Rồi ông nghĩ tới thế hệ mình đã chiến đấu vì lí tưởng tốt đẹp thế mà cuộc sống bây giờ thì hoàn toàn trái ngược. "Ôi! Cái thế hệ ngây thơ, lý tưởng chủ nghĩa của tôi đã bỏ cả tuổi xanh đẹp đẽ của mình và đầu óc đầy những ảo tưởng đẹp đẽ. Bây giờ, chúng tôi còn cần gì nửa đâu. Chúng ta đang đứng trước một ngõ cụt. Đất nước chúng ta đang rơi vào một chủ nghĩa hư vô. Người ta đã dè bỉu, rồi xóa tất cả những cái nhân đạo xưa, để thay vào đó bằng một thứ chủ nghĩa nhân đạo mới, ở đó bóng dáng con người mờ nhạt. Người ta vẫn rao giảng một cái gì đó quá ư khoa trương, đẹp như một ống kính vạn hoa, để rồi con người soi mình vào đó và không thấy khuôn mặt mình ở đâu cả. Cái áo quá đẹp ấy không hợp với kích cỡ con người. Chúng tôi chán ngấy sự ồn ào mĩ miều và chỉ thèm một thứ nhân đạo đích thực, ở đó người nào nhìn vào cũng thấy khuôn mặt của mình".
Cuối cùng vì lo lắng mà ông Hoàng ốm, ông mê sảng có hàng tháng trời. Trong thời gian ấy ông đã có chuyến du hành về quá khứ và tương lai nơi mà mọi thứ được lý tưởng hóa một cách tuyệt đối.
Ở quá khứ ông trở về với làng Ném của mình, ở đấy ông thấy lại tuổi thơ của mình trong hội chém lợn làng Ném. Ông cũng lang thang trên bãi chết để gặp hồn ma của ông Tí giò, ông là đồ tể trong làng, sau này trong cải cách Tí giò đã thẳng mặt đấu tố ông chú mình là Hương tẹo. Tí giò từ một kẻ thấp hèn nhất bỗng dưng trở thành cốt cán của cuộc cải cách rồi sau đó lại trưởng công an xã, quyền sinh quyền sát trong tay. Ông Hương tẹo cũng không thù hằn gì Tí giò mà trở thành quân sư cho Tí để vực dậy dòng họ. Tí giò có quyền, hắn đè người này nén người kia, hắn mưu hại người này kẻ khác, đến cuối cùng thì hắn cũng rơi vào bẫy của người khác. Mất hết chức quyền nhưng cái uy của hắn với làng xóm thì không mất đi. Sau này hắn trở lại  nghề đồ tể, lại kiêm thêm việc trói tử tù vào cọc hành quyết. Có lẽ do làm nhiều điều thất đức mà hắn không được siêu thoát, khi chết rồi mà hồn ma vẫn cứ phải lang thang ở bãi bắn để cầu xin những người mà trước kia hắn đã làm tình làm tội.
Sau khi lang thang ở bãi chết, ông Hoàng lại lạc vào tương lai ở xứ cực thiên thai, nơi mà ai cũng vui cười, nơi mà nước mắt và suy tư là tội không thể tha thứ. Ở nơi đó mọi thứ được tuyệt đối hóa, lý tưởng hóa, không thừa không thiếu, mọi nhu cầu đều được đáp ứng đầy đủ. Nhưng ông Hoàng vẫn thấy bất ổn, với ông đó là một xã hội chết khi nó giết chết tư cách cá nhân của mỗi con người. Ở xứ cực thiên thai này hình phạt cho kẻ pham pháp là tẩy não, làm cho kẻ bị trị tội mất trở nên giống những người khác, người ta có rất nhiều cách để làm điều đó, kể cả những điều khủng khiếp nhất. Ông Hoàng đã gặp Tám ở đây và đã thấy người ta làm những chuyện khủng khiếp với Tám để khiến anh ta giồng như bao người khác. 
Với ông Hoàng, xứ cực thiên thai và một xã hội vô nhân "Các ngài đã và đang tấn công vào bộ não, trung tâm của con người. Các ngài đang tước bỏ trí tưởng tượng của con người mà sự thần kỳ của nó là những hoang tưởng. Con người ngoài đời sống trần tục còn một đời sống hoang đường. Các ngài tưởng đã bốc trần được mọi bí ẩn, nhưng không biết rằng hết bí ẩn con người sẽ bơ vơ. Những mưu toan của ngài sẽ thất bại thôi. Tôi có thể đoan chắc rằng mãi mãi con người sẽ là một bí ẩn. Bởi vì nó là một vũ trụ; mỗi cá nhân là một vũ trụ. Vũ trụ ấy là một nhành hoa, là hương lúa, là ánh sao, là tia mặt trời, là mây, là nước, là con sâu cái kiến, là cả những câu tra hỏi và những khát vọng nóng bỏng ..."
Cuối cùng ông Hoàng đã gặp được người đứng đầu xứ ấy, hóa ra hắn chính là hóa thân của con lợn Bò. Cái con quái trư ấy đã tác oai tác quái tới tận tương lai.
Ông Hoàng tỉnh lại sau khoảng 1 tháng mê man, lúc ông tỉnh thì người ta đang giết thịt con lợn Bò, thằng Linh con ông cầm dao chọc tiết nó.
Tám bách khoa đã phát điên, mỗi ngày đều lang thang tìm những cây cao trèo lên để tìm kiếm kẻ thù. Tám ngã tít trên cao xuống trong một lần như thế.
Chuyện ngõ nghèo là một tiêu đề quá hiền lành so với những gì được thể hiện trong cuốn sách. Xuyên suốt cuốn sách là những đau khổ của con người từ quá khứ tới hiện tại và tương lai, mà nguồn cơn của tất cả chính là sự lý tưởng hóa tuyệt đối trong cách điều hành đất nước của những kẻ lãnh đạo. Kiêu ngạo, sai lầm mà luôn coi mình là số một, là chân lý thì thật tai hại, sự tai hại gieo rắc sự đau khổ lên cả một dân tộc. Đúng như đầu sách tác giả đã trích dẫn câu nói của Pascal "Con người chẳng thiên thần cũng không thú vật, khốn thay ai đó muốn làm thiên thần thì lại ra thú vật".
Trần Huệ Lương
25.5.2020


COMMENTS

Random a Post Button for Blogger
Tên

Ahn Do Huyn,1,An Hye Sook,1,Bùi Việt Sỹ,1,Cáp Kim,1,Carolyn Jessop,1,Chris Womersley,1,Chu Mai Sâm,1,Danh nghĩa nhân dân,1,David Baldacci,2,Dư Hoa,1,Đọc sách,74,Đông Tây,1,Erich Maria Remarque,1,Frances Hodgson Burnett,1,Fredrik Backman,1,Georges Simenon,1,Hách Mạch Thu,1,Harry Dolan,1,Hân Nhiên,2,Henning Mankell,1,Higashino Keigo,2,Huệ Lương,67,Huệ Văn,2,J.M. Coetzee,1,Jame Patterson,1,James Clavell,1,Jeffery Deaver,1,Joel Dicker,1,John Steinbeck,1,Jung Hyuk June,1,Kate Dicamillo,1,Katherrine Applegate,1,Kazumi Yumoto,1,Kiutzo Kobayasi,1,Luis Sepúlveda,2,Lư Tân Hoa,2,Lưu Chấn Vân,2,Lưu Tỉnh Long,1,Lý Dực Vân,1,Mã Yến,1,Mạc Ngôn,6,Mạch Gia,2,Mao Thuẫn,1,Mark Haddon,1,Miyuki Miyabe,1,Naoki Hyakuta,1,Nghiêm Ca Linh,1,Nguyễn Khoa Đăng,1,Nguyễn Xuân Khánh,1,Otsuichi,1,Ô sin nhà bộ trưởng,1,Park Lee Jeong,1,Phạm Gia Khánh,1,Phan Trần Chúc,1,Robert C. O'Brien,1,Sách hay,11,Stephan King,2,Sự thật về vụ án Harry Quebert hay chuyện nàng Nola,1,Tạ Duy Anh,1,Tản văn,9,Tess Gerritsen,1,Thơ,37,Tiền Chung Thư,1,Trì Lợi,1,Truyện ngắn,24,Tử Kim Trần,2,Vi Nhất Đồng,1,Vũ điệu thần chết,1,Wendy Orr,1,Yukito Ayatsuji,1,
ltr
item
tranhueluong: Chuyện ngõ nghèo
Chuyện ngõ nghèo
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhK7D2UOHoiZrN36BEHBJyS2B_5x_dVHKna6TGyQgY0fxlu8d5WrrJpLMe1B-Wut0af2YcPaetm29_sRrI_AtJuG6n6FPQq3ql05LdrKpYozonx093ImbXOPj5nHT1UwczutHMdoCiD5PE/s320/IMG_20200525_153133.jpg
https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhK7D2UOHoiZrN36BEHBJyS2B_5x_dVHKna6TGyQgY0fxlu8d5WrrJpLMe1B-Wut0af2YcPaetm29_sRrI_AtJuG6n6FPQq3ql05LdrKpYozonx093ImbXOPj5nHT1UwczutHMdoCiD5PE/s72-c/IMG_20200525_153133.jpg
tranhueluong
https://www.tranhueluong.com/2020/05/tru-cuong.html
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/
https://www.tranhueluong.com/2020/05/tru-cuong.html
true
3004792154956660063
UTF-8
Loaded All Posts Not found any posts Xem thêm Đọc tiếp Reply Cancel reply Delete By Trang chủ PAGES POSTS View All Có thể bạn sẽ thích ARCHIVE SEARCH ALL POSTS Not found any post match with your request Back Home Sunday Monday Tuesday Wednesday Thursday Friday Saturday Sun Mon Tue Wed Thu Fri Sat January February March April May June July August September October November December Jan Feb Mar Apr May Jun Jul Aug Sep Oct Nov Dec just now 1 minute ago $$1$$ minutes ago 1 hour ago $$1$$ hours ago Yesterday $$1$$ days ago $$1$$ weeks ago more than 5 weeks ago Followers Follow THIS PREMIUM CONTENT IS LOCKED STEP 1: Share to a social network STEP 2: Click the link on your social network Copy All Code Select All Code All codes were copied to your clipboard Can not copy the codes / texts, please press [CTRL]+[C] (or CMD+C with Mac) to copy